$707
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trực tiếp bóng rổ seagame 32 hôm nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trực tiếp bóng rổ seagame 32 hôm nay.Theo TechSpot, Android 16 sẽ là một bước ngoặt lớn, buộc các nhà phát triển ứng dụng phải thiết kế giao diện người dùng (UI) 'thích ứng', có khả năng tự động điều chỉnh để hiển thị tối ưu trên mọi kích thước và hướng của màn hình.Theo Google, hệ sinh thái Android hiện nay vô cùng đa dạng với hơn 3 tỉ thiết bị, từ điện thoại, máy tính bảng, thiết bị gập cho đến Chromebook và hệ thống thông tin giải trí trên xe hơi. Điều này đòi hỏi các ứng dụng phải có khả năng hoạt động mượt mà trên mọi nền tảng.Tuy nhiên, nhiều ứng dụng Android hiện tại vẫn còn khá 'cứng nhắc' với thiết kế UI cố định, chỉ phù hợp với một kích thước hoặc hướng màn hình nhất định. Android 16 sẽ chấm dứt tình trạng này bằng cách loại bỏ các thuộc tính và API cho phép ứng dụng hạn chế hướng và thay đổi kích thước, ít nhất là trên các màn hình lớn.Google khuyến khích các nhà phát triển áp dụng thiết kế UI có khả năng thích ứng cao, đảm bảo các thành phần UI không bị kéo giãn, tương thích với camera ở cả hai hướng và duy trì trạng thái ứng dụng trên các kích thước cửa sổ khác nhau.Hãng cũng đưa ra ví dụ về FlipaClip, ứng dụng đã tăng trưởng người dùng máy tính bảng lên 54% chỉ sau 4 tháng nhờ tối ưu hóa UI.Dự kiến, Android 16 sẽ ra mắt vào năm 2025 với tùy chọn cho phép ứng dụng từ chối mô hình mới. Tuy nhiên, đến năm 2026, tất cả ứng dụng muốn hoạt động trên Android sẽ bắt buộc phải hỗ trợ màn hình lớn và tuân thủ các quy định về UI thích ứng.Quyết định của Google được kỳ vọng sẽ mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn, đồng thời thúc đẩy các nhà phát triển tạo ra những ứng dụng chất lượng cao, phù hợp với sự đa dạng của hệ sinh thái Android. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trực tiếp bóng rổ seagame 32 hôm nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trực tiếp bóng rổ seagame 32 hôm nay.Sáng 12.2, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây - Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Ất Tỵ và ra quân Tháng Thanh niên năm 2025. Tới dự có anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. Phát biểu tại chương trình, Bí thư Thành đoàn Hà Nội Chu Hồng Minh nhấn mạnh, Tết trồng cây năm nay diễn ra trong bối cảnh cả hệ thống chính trị thành phố đang tập trung nhiều nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành đô thị xanh, văn minh, văn hiến, hiện đại. Chính vì vậy, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội kêu gọi các đoàn viên thanh niên, bằng những hành động cụ thể của mình, hãy tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, tích cực tham gia bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển thủ đô yêu dấu. Phát động Tháng Thanh niên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội kêu gọi các cơ sở Đoàn và mỗi đoàn viên, thanh niên hãy ra sức thi đua, thực hiện những công trình, phần việc ý nghĩa, thiết thực, hướng tới kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. "Các hoạt động của tuổi trẻ thủ đô thực hiện trong thời gian này sẽ gắn với các nhiệm vụ chính trị mà thành phố đang tập trung đẩy mạnh triển khai, như nâng cao chất lượng môi trường, không khí; trồng cây xanh và bảo vệ môi trường; chuyển đổi số và phổ cập ứng dụng iHanoi; các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội; kết nạp đảng viên mới... "Đây là dịp để mỗi đoàn viên, thanh niên, các cấp bộ Đoàn thủ đô phát huy tinh thần đoàn kết, sức trẻ, trí tuệ, tài năng cống hiến cho cộng đồng xã hội; là cơ hội để mỗi bạn trẻ được trải nghiệm và rèn luyện bản thân thêm trưởng thành", Bí thư Thành đoàn Hà Nội nhấn mạnh. Cũng khuôn khổ chương trình, ban tổ chức dành tặng 35 suất quà và xe đạp cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Ngay sau lễ phát động, Thành đoàn đã triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng thiết thực và ý nghĩa: trồng mới 50 cây đô thị; trao tặng công trình thiết bị sân chơi thiếu nhi trên địa bàn P.Phúc Lợi, Q.Long Biên; khánh thành tuyến đường thanh niên tự quản, công trình tranh tường bích họa.Ban tổ chức cũng trao công trình mô hình "Cổng trường An toàn giao thông" cho Trường tiểu học Phúc Lợi và 56 trường trên địa bàn Q.Long Biên; khánh thành công trình mã hóa cụm di tích đình chùa Thượng Đồng; thăm tặng quà 3 gia đình chính sách trên địa bàn phường Phúc Lợi... Tổng giá trị nguồn lực hơn 600 triệu đồng. ️
Cường Seven và (S)TRONG Trọng Hiếu gây chú ý khi công bố thành lập nhóm nhạc Sx7, sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai. Thông tin này được cộng đồng mạng quan tâm. Sự kết hợp giữa hai giọng ca có khả năng trình diễn tốt khiến nhiều khán giả tò mò. Thay vì chọn ra mắt bằng một sản phẩm âm nhạc, Sx7 chọn hướng đi khác là trình diễn trên sân khấu đêm chung kết Chị đẹp đạp gió 2024. Cả hai chọn bản mashup 20 phút và Chất chơi, mang lại cho khán giả không gian âm nhạc sôi động. Sx7 chia sẻ việc lựa chọn 2 ca khúc riêng biệt, vừa có điểm chung trong màu sắc âm nhạc nhưng cũng vừa có màu sắc riêng rất phù hợp với thông điệp của nhóm. Thay vì hát chung một ca khúc, hai "anh tài" chọn cách để mỗi người thỏa thích thể hiện hình ảnh của mình rồi mang hai hình ảnh đó kết hợp lại với nhau, đúng với tinh thần mà hai nghệ sĩ hướng đến: "Chúng tôi là hai mảnh riêng biệt, đối lập nhưng hài hòa”.Mở đầu phần trình diễn là màn solo của (S)TRONG Trọng Hiếu với Chất chơi do chính anh sáng tác. Sau đó, Cường Seven ghi điểm với 20 phút - được làm mới từ ca khúc trước đó của Trọng Hiếu. Trên sân khấu, chồng Vũ Ngọc Anh mang đến hình ảnh một người đàn ông trưởng thành, chín chắn dường như đối lập hoàn toàn với hình ảnh trẻ trung, năng động trước đó của quán quân Vietnam Idol mùa 6.Không chỉ ghi điểm bởi giọng hát, cả Cường Seven và Trọng Hiếu còn khoe vũ đạo ấn tượng trên sân khấu. Vốn là những “anh tài” có thế mạnh trình diễn, hai thành viên của Sx7 không làm khán giả thất vọng với những bước nhảy tự tin, khiến dàn “chị đẹp” không thể ngồi yên khi theo dõi. Trước đó, thông tin nhóm nhạc Sx7 của Cường Seven và Trọng Hiếu được thành lập sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai khiến nhiều người bất ngờ. Chia sẻ về ý tưởng, quán quân Vietnam Idol cho biết ban đầu, anh không có ý định này vì sợ không thể hòa hợp với mọi người. “Tuy nhiên, việc chung nhóm với Cường Seven thì tôi yên tâm”, anh nói. Trong khi đó, Cường Seven nói anh chọn cách làm việc thẳng thắn để mình và Trọng Hiếu thoải mái trong quá trình hợp tác. ️
Cơ quan soạn thảo đề xuất nâng mức phạt tiền lên 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/2024 đối với 107 hành vi vi phạm. Ví dụ: ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường tăng từ 4 - 6 triệu đồng lên 8 - 12 triệu đồng; vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất (với ô tô) tăng từ 30 - 40 triệu đồng lên 45 - 60 triệu đồng; chở hàng quá khổ tăng từ 8 - 10 triệu đồng lên 16 - 20 triệu đồng…Có 2 lý do được UBND TP.Hà Nội đề cập để giải thích cho đề xuất của mình. Thứ nhất, luật Thủ đô (có hiệu lực từ 1.1.2025) giao cho HĐND TP.Hà Nội quy định mức tiền phạt một số hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Để triển khai luật này, Hà Nội phải bổ sung quy định về việc tăng mức xử phạt như đã nêu.Thứ hai, tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội có nhiều điểm khác biệt: ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, nhiều vi phạm lặp đi lặp lại, nhiều thành phần tham gia giao thông và nơi cư trú không ổn định ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, số vụ tai nạn và số lượng phương tiện cao… Thực tiễn này đòi hỏi phải có một chế tài mang tính chất đặc thù của thủ đô, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.Theo danh mục tại dự thảo, 107 lỗi vi phạm giao thông bị đề xuất tăng mức phạt tiền tập trung vào 3 nhóm. Một là những vi phạm có tính chất phổ biến; hai là những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông; ba là những vi phạm ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng.UBND TP.Hà Nội nhận định, tăng mức phạt tiền vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa tác động đến ý thức, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành, nếu không sẽ bị áp dụng mức phạt cao hơn mức phạt chung. Dẫu vậy, quá trình thực hiện ban đầu có thể có những khúc mắc và phản ứng của dư luận, vì mức phạt tăng cao sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.Đề xuất của UBND TP.Hà Nội đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định 168/2024 (nâng mức phạt tiền lên nhiều lần với nhiều lỗi vi phạm) chỉ mới có hiệu lực thi hành khoảng hơn 1 tháng. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho rằng cả 2 lý do cơ quan soạn thảo viện dẫn để đề xuất tăng mức phạt tiền đều chưa thực sự thuyết phục.Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không.Ông Hùng phân tích, điều 33 luật Thủ đô quy định HĐND TP.Hà Nội được áp dụng mức tiền phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực (văn hóa, quảng cáo, xây dựng, giao thông…) cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Mấu chốt ở đây là chữ "được", nghĩa là được phép áp dụng nếu thấy cần thiết, chứ không phải bắt buộc áp dụng. "Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không", ông Hùng nêu quan điểm.Tương tự, nếu mục đích tăng mức phạt tiền để cải thiện ý thức tham gia giao thông thì rõ ràng Nghị định 168/2024 đang "làm rất tốt". Như số liệu Cục CSGT Bộ Công an vừa công bố, sau 1 tháng áp dụng nghị định mới, tình hình trật tự, an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực: số vụ tai nạn và số trường hợp vi phạm đều giảm, người dân tự giác chấp hành ngay cả khi không có mặt CSGT, ùn tắc giao thông không kéo dài… "Ý thức đã tốt lên như vậy, liệu có cần thiết phải tiếp tục nâng mức phạt nữa không, nên chăng tìm kiếm thêm các giải pháp khác thay vì chú trọng vào phạt?", vị luật sư đặt câu hỏi.Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng kiến nghị Hà Nội nên cân nhắc đề xuất tại dự thảo. Đồng ý với lập luận của cơ quan soạn thảo về việc luật Thủ đô cho phép HĐND TP.Hà Nội được quyền tăng mức phạt cao hơn mặt bằng chung, nhưng ông Hòa cho rằng "tăng như vậy có phù hợp hay không thì phải xem tình hình thực tế, ý kiến người dân ra sao", nhất là khi Nghị định 168/2024 vừa mới tăng mức phạt lên rất cao.Vị đại biểu lo ngại một số tác động tiêu cực mang lại. Mức phạt quá cao, vượt quá khả năng kinh tế của người dân, khiến một số trường hợp người vi phạm sẵn sàng bỏ phương tiện cũ, giá trị thấp thay vì nộp phạt; gián tiếp tạo áp lực quá tải cho việc trông giữ phương tiện vi phạm - vốn là bài toán chưa thể giải quyết triệt để nhiều năm nay. Ngoài ra, mức phạt quá cao còn có thể phát sinh tiêu cực giữa người vi phạm với lực lượng thi hành công vụ.Anh Xuân Lực (37 tuổi, trú tại H.Thanh Oai, Hà Nội) ngày nào cũng đi và về trên quãng đường khoảng 15 km để vào nội thành làm việc. Với mức phạt hiện hành tại Nghị định 168/2024, và nếu tiếp tục tăng như đề xuất của chính quyền thủ đô, anh Lực lo lắng không may vi phạm sẽ "mất cả tháng lương".Nhưng điều khiến nhiều người e ngại hơn, đó là chất lượng hạ tầng giao thông. Cung đường anh Lực di chuyển mỗi ngày luôn trong tình trạng ùn tắc, khiến người điều khiển xe mệt mỏi, thậm chí kiệt quệ về tinh thần. Nhiều đoạn xuống cấp, công trường thi công chắn mất phân nửa lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng, chưa kể hệ thống biển báo, vạch kẻ đường tại nhiều vị trí còn bất cập. "Phạt cao nhưng chất lượng đường sá cũng phải tương xứng, phải giảm áp lực cho tài xế thì mới có thời gian, tâm trí để chấp hành", anh Lực nói.Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị, cũng cho rằng giảm ùn tắc và tai nạn giao thông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội bằng việc cứ tăng mức phạt, "đổ hết lỗi" cho người dân. Hà Nội nên tập trung vào các giải pháp bền vững, thuộc về trách nhiệm của chính quyền, để giải quyết tận gốc rễ.Đó là phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường chính, xây dựng cầu vượt, đường ngầm, mở rộng cửa ngõ TP; quy hoạch đô thị gắn với giao thông, hạn chế xây dựng nhà cao tầng tại khu vực trung tâm để giảm áp lực lên hạ tầng. Đồng thời, hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phát triển đường sắt đô thị, đặc biệt là hệ thống tàu điện metro, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng…Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN, thì ủng hộ đề xuất của UBND TP.Hà Nội, nhằm xoay chuyển tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô đang phức tạp như hiện nay. Ông Thanh cho biết, Nghị định 168/2024 đã nâng mức phạt tiền lên nhiều lần so với trước đây, nhưng nhiều hành vi vi phạm với lỗi cố ý vẫn cứ diễn ra, như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều… Điều này cho thấy nhiều người "chưa thấy sợ", cần thêm sự nghiêm minh về chế tài, bao gồm cả việc nâng mức phạt tiền và xử lý triệt để, minh bạch, "đến nơi đến chốn", nhằm thay đổi bộ mặt giao thông của thủ đô.Tuy vậy, ông Thanh bày tỏ băn khoăn về số lượng hành vi vi phạm bị đề xuất tăng mức phạt tiền, lên đến 107 hành vi là quá rộng, "như thế còn gì là đặc thù nữa". Cơ quan soạn thảo nên chọn lọc những hành vi vi phạm mang tính chất cố ý, tiềm ẩn nguy hiểm đến an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng, hoặc có yếu tố đặc thù ở thủ đô. Chẳng hạn cơi nới thành thùng, chở quá tải trọng, vi phạm nồng độ cồn, đua xe trái phép… ️